Bệnh hen khẹc ở gà và cách điều trị khỏi bệnh dứt điểm

Bệnh hen khẹc ở gà và cách điều trị khỏi bệnh dứt điểm

Bệnh hen khẹc ở gà rất thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên những biến chứng khó kiểm soát. Nếu bà con chăn nuôi không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm kịp thời sẽ gây ra tổn thất đặc biệt nghiêm trọng. Cùng alo789 tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh này dưới nội dung ngay sau đây.

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh hen khẹc ở gà

Theo các nghiên cứu mới nhất từ bộ thú y, một số nguyên nhân gây bệnh chính được những nhà khoa học chỉ ra đó là:

  • Gà bị nhiễm CRD(viêm đường hô hấp mãn tĩnh): Khi mắc phải căn bệnh này, vật nuôi sẽ có biểu hiện hen khẹc liên tục. Triệu chứng kèm theo là gà sẽ bị chảy nước mắt dạng lỏng và nhiều. Nếu không được điều trị kịp thời, nước mắt sẽ trở lên đặc quánh và gà sẽ bị mù mắt.
  • Bệnh hen khẹc ở gà do IB(viêm phế quản truyền nhiễm): Tình trạng bệnh dễ phát hiện nhất là vật nuôi bỏ ăn, có dấu hiệu mệt mỏi, ủ rũ. Gà giảm sút rất nhanh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.
  • Gà bị viêm thanh phế quản truyền nhiễm: Vật nuôi thường nhiễm bệnh ở độ tuổi hậu bị và chuẩn bị sinh sản. Biểu hiện thường thấy nhất là hen khẹc và khi kiểm tra thấy dịch màu hồng ở trong mũi và miệng.
  • Vật nuôi nhiễm bệnh ORT(viêm đa xoang): Triệu chứng dễ phát hiện nhất là gà bị hen khẹc và đớp ngáp khí.
  • Bệnh Newcastle: Dấu hiệu nhận biết là vật nuôi hen khẹc, vảy mỏ hay kêu toang toác. Bên cạnh đó, diều chướng cứng, đầy hơi và thở ra có mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh hen khẹc ở gà thường gặp nhất
Nguyên nhân gây bệnh hen khẹc ở gà thường gặp nhất

Pháp đồ điều trị khỏi bệnh hen khẹc ở gà cực hiệu quả

Khi bà con phát hiện đàn vật nuôi của mình bị nhiễm bệnh thông qua các triệu chứng thường gặp nhất ở trên. Bạn có thể tham khảo bí kíp nuôi gà đá tổng hợp cho tất cả các bệnh trên như sau:

  • Trước hết, chủ hộ chăn nuôi cần thay chất độn chuồng và sát khuẩn toàn bộ khu vực chăn thả và nuôi nhốt. Bên cạnh đó, bà con cần giữ ấm cho gà trong những ngày trời lạnh và giảm mật độ đàn nếu thấy cần thiết.
  • Tùy theo quy mô chăn nuôi mà bạn có thể giã nát tỏi khô hòa với nước cho gà uống. Phần bã lọc lại dùng để trộn thức ăn cho vật nuôi hàng ngày.
  • Sử dụng kháng thể GUM tiêm dưới da cho đàn gà trong 3 ngày liên tục với liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
  • Sau 3 ngày, bà con tiếp tục sử dụng vacxin ND-IB hòa với nước sạch cho toàn đàn uống. Nếu trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, tốt nhất là nên nhỏ với liều lượng gấp 2 lần liều phòng sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
  • 1 ngày sau khi vào vacxin, bà con nên dùng Gluco-KC thảo dược + vitamin A.D.E + Multivit C + thuốc giải độc gan thận cho vật nuôi uống. Bạn cần duy trì cho gà uống tự do và liên tục trong vòng 10 đến 15 ngày để chúng phục hồi nhanh nhất.
Pháp đồ điều trị bệnh hen khẹc ở gà cực hiệu quả
Pháp đồ điều trị bệnh hen khẹc ở gà cực hiệu quả

Cách phòng tránh bệnh hen khẹc ở gà chuẩn khoa học

Để có được đàn vật nuôi khỏe mạnh và không nhiễm các bệnh dịch nguy hiểm, bà con chăn nuôi cần có quy trình chăm sóc chuẩn khoa học như sau:

Giữ môi trường chăn sạch sẽ, hợp vệ sinh

Đây là cách phòng bệnh hen khẹc ở gà cần thiết và bà con cần phải đảm bảo tuyệt đối bằng cách thường xuyên dọn dẹp và sát khuẩn định kỳ. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo chuồng nuôi nhốt thông thoáng vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Ngoài ra, hãy nuôi đúng mật độ theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Phun khử khuẩn toàn bộ khu vực nuôi nhốt định kỳ
Phun khử khuẩn toàn bộ khu vực nuôi nhốt định kỳ

Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng chuẩn khoa học

Bà con cần đảm bảo cung cấp cho vật nuôi khẩu phần ăn hàng ngày phải cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, việc bổ xung các loại thuốc có tác dụng bổ trợ, giải nhiệt và tăng sức đề kháng là rất cần thiết. Một số dòng thực phẩm chức năng cho gà cần được bổ xung định kỳ đó là vitamin A.D.E, Multivit – C; Premix khoáng; Điện giải- Vitamin; Gluco-KC.

Vào vacxin phòng bệnh bệnh hen khẹc ở gà đúng độ tuổi

Theo khuyến cáo của bộ thú ý, đối với những hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn nên tiêm phòng 100% tổng đàn để phòng bệnh hen khẹc ở gà. Một số vacxin đang được áp dụng cho từng loại bệnh trên đó là:

  • Bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm: Sử dụng vacxin ND-IB nhỏ cho đàn vật nuôi lần 1 khi được 5-7 ngày tuổi, lần 2 khi được 19-21 ngày tuổi, lần 3 khi được 60 ngày tuổi.
  • Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: Bà con cần vào vacxin ILT khi gà được 25 ngày tuổi phòng lần I và sau 1 tháng phòng lần II.
Vào đúng vacxin, đúng liều lượng và độ tuổi
Vào đúng vacxin, đúng liều lượng và độ tuổi

Trên đây là nội dung tìm hiểu về bệnh hen khẹc ở gà và cách điều trị khỏi bệnh dứt điểm. Mong rằng qua bài viết của Alo789 sẽ giúp bà con chăn nuôi có thêm kiến thức để áp dụng vào mô hình chăn nuôi của mình đạt hiệu quả cao nhất.

>>Xem thêm: Cách Nuôi Gà Tre – Chia Sẻ Kinh Nghiệm Huấn Luyện Bài Bản Nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *